Vẫn với điệp khúc gieo hy vọng nhằm đánh lừa dân chúng, ngày 17/11, tại Cà Mau, nhân ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm lại ca bài, “khắc phục biểu hiện ở gần dân, nhưng không hiểu tâm tư nguyện vọng của dân”.
Công luận đặt câu hỏi, tại sao ông Tô Lâm lại về quê hương của cựu Thủ tướng Ba Dũng -người đã có công dẫn dắt ông Tô Lâm lên đến đỉnh cao quyền lực, với chức danh Tổng Bí thư đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Liệu điều đó có tương tự như câu chuyện vào ngày 5/7, khi Chủ tịch nước Tô Lâm về thăm và làm việc tại Lữ đoàn Công binh 25, Quân khu 9. Đây là địa bàn chiến lược của ông Ba Dũng, và ngay sau đó chưa đầy 1 tháng, ông Tô Lâm đã trở thành Tổng Bí thư.
Theo giới quan sát, việc Tổng Bí thư Tô Lâm về Cà Mau lần này, trên danh nghĩa dự hội nghị, nhưng đằng sau là câu chuyện, ông Tô Lâm đến để xin ý kiến từ ông Ba Dũng, trong lúc tình hình chính trường, và nội bộ Đảng đang có nhiều dấu hiệu hết sức bất thường.
Sau một thời gian, ông Tô Lâm được đánh giá là chịu xuống thang. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm lại có những biểu hiện cho thấy vẫn không chịu khuất phục. Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã về thăm Huyện đảo Bạch Long Vĩ, để khẳng định quyết tâm giữ vững chủ quyền trên Biển Đông. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thách thức không nhỏ đối với Ban lãnh đạo Bắc Kinh.
Quan trọng hơn, Tổng Bí thư Tô Lâm không giấu giếm ý đồ trở thành “trường hợp ngoại lệ” duy nhất. Đây là lý do đã khiến cho cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư tại Đại hội 14 trở nên quyết liệt “một mất một còn”.
Chưa hết, trong lúc này, Tổng Bí thư Tô Lâm đang nỗ lực hết sức để bình định và kiểm soát các phe nhóm, cụ thể là phe cánh miền Trung của ông Nguyễn Xuân Phúc, nhóm Quảng Ninh của ông Phạm Minh Chính, nhóm Nghệ An của Phan Đình Trạc, cũng như nhóm Hà Tĩnh của Trần Cẩm Tú.
Theo giới thạo tin, các cá nhân và phe cánh kể trên đều có nhiều lực lượng đứng phía sau, và các phe cánh này vẫn còn khả năng kết nối, liên minh với nhau với nhau, và có thừa khả năng lật đổ ông Tô Lâm khỏi cương vị Tổng Bí thư.
Và đây cũng chính là lý do, bà Nhàn AIC đã liên tiếp bị truy tố, kết án, và bị Bộ Công an đòi dẫn độ từ Đức về nước. Cũng như câu chuyện sắp khởi tố, bắt giam đối với cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được nhắc đi nhắc lại.
Những điều vừa kể, chắc chắn có liên quan đến chuyến thăm Bắc Kinh cách đây ít ngày, của Đoàn Đại biểu do ông Phan Đình Trạc dẫn đầu sang Trung Quốc, để yết kiến xin ý kiến chỉ đạo từ Chủ tịch Tập Cận Bình.
Ngoài ra, vụ bê bối mới đây trong chuyến công du ngoại quốc lần đầu tiên của ông Lương Cường, trên cương vị nguyên thủ quốc gia cũng vậy. Một nhân viên cận vệ của Chủ tịch nước đã bị cảnh sát Chile bắt giữ, và trục xuất ngay lập tức, với lý do quấy rối tình dục một phụ nữ nước sở tại.
Đây là một đòn đau cho ông Tập, vì cũng tương tự ông Vương Đình Huệ – Chủ tịch Quốc hội, đã mất chức sau khi gặp Tổng Bí thư Tập tại Bắc Kinh trước đó ít ngày. Tương tự, chưa đầy 1 tháng sau khi ngồi vào ghế Chủ tịch nước, ông Lương Cường cũng gặp sự cố nghiêm trọng trong chuyến công du đầu tiên.
Quan trọng hơn, cú “chơi xỏ” được cho là có bàn tay của Bộ Công an như vừa kể, đã tặng cho ông Cường một tai tiếng suốt đời khó có thể gột rửa được. Nghĩa là cả thầy lẫn tớ Tập – Cường đều bị ăn đòn đau của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Liệu cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có kế sách hiệu quả nào, để giúp cho đàn em Tổng Bí thư Tô Lâm vượt qua được đại họa đang chờ ở phía trước hay không?
Trà My – Thoibao.de