Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn sẽ là “con ma” họ Hứa?

Theo giới phân tích, không thể xem nhẹ khả năng Chủ tịch nước Lương Cường sẽ vươn lên nắm vị trí Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội 14 sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.

Và phải chăng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã sử dụng chiêu độc “tiên hạ thủ vi cường”, đối với Chủ tịch nước Lương Cường, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, trên cương vị nguyên thủ quốc gia, để tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác APEC 2024, tại Peru, đồng thời thăm chính thức một số quốc gia Nam Mỹ.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã áp dụng độc chiêu và đã thành công đối với Chủ tịch nước Lương Cường, bằng vụ bê bối của Thượng tá Lại Đắc Tuấn là điều có thật. Thật khó có thể biện minh không có bàn tay của Bộ Công an. Nhất là, mối quan hệ giữa 2 ông Tô Lâm và Lương Cường – những nhân vật chủ chốt trong bộ máy lãnh đạo của nhà nước Việt Nam, được cho là không bình thường.

Trên cương vị đứng đầu bộ máy Đảng của ông Tô Lâm và người đứng đầu Nhà nước của ông Lương Cường, cả 2 ông đều sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự ổn định chính trị, và ảnh hưởng các chính sách cơ bản của Việt Nam, tại Đại hội 14.

Bất kể các cảnh báo cho rằng, Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường cần phải “hòa hoãn”, hay phải tạm đóng băng mâu thuẫn này. Tuy nhiên, như đã thấy, ông Tô Lâm vẫn nhanh tay hơn. Điều này đã tạo ra một nỗi thất vọng khó có thể gột rửa được cho ông Lương Cường.

Kết quả của vụ tai tiếng là nỗi nhục quốc thể, gây ra bởi một thành viên của Đội An ninh Cảnh vệ của Chủ tịch nước Lương Cường, được cho là kết quả của việc áp dụng kế sách “chỉ tang mạ hòe” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Nghĩa là, thay đổi chủ đề để tránh nhắc đến vấn đề mâu thuẫn, và né tránh chủ đề tranh chấp quyền lực sẽ gây sự khó chịu trong Đảng hiện nay.

Đây chính là lý do, trong thời gian gần đây, theo giới quan sát, ông Tô Lâm đã liên tiếp đăng đàn và đưa ra các chủ trương, chính sách bằng các phát biểu hùng hồn. Cụ thể như: Việt Nam có 3 điểm nghẽn lớn nhất, đó là: thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”, và cần phải hoàn thiện thể chế. Hay việc đưa đất nước và dân tộc bước vào kỷ nguyên mới…

Với cách nói mang tính mập mờ, mục đích của ông Tô Lâm là nhằm lôi kéo sự ủng hộ của một số đông dân chúng, kể cả các trí thức nhẹ dạ. Điều đó đã khiến cho một bộ phận không nhỏ dân chúng cảm thấy hồ hởi, phấn khởi. Nhưng khi đặt câu hỏi, Tổng Bí thư sẽ hoàn thiện thể chế là hoàn thiện cái gì, và tiến hành như thế nào thì không ai có câu trả lời cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng phải đặt câu hỏi: “Bây giờ, ai cũng nói hoàn thiện thể chế. Nhưng hoàn thiện cái gì, hoàn thiện ở đâu, sao không chỉ ra cho người ta biết rõ, để đồng thuận?”.

Mới đây, tại lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định Việt Nam vẫn tiếp tục kiên định với con đường Chủ Nghĩa Xã hội. Khi ấy, công luận mới ngã ngửa và hiểu ra rằng, những tuyên bố của ông Tô Lâm chỉ là cách gieo hy vọng cho dân chúng.

Thực chất, đây là chiêu trò nhằm câu giờ chứ hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Đây là phong các lãnh đạo đặc trưng của các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam. Họ chuyên nghề bán giấc mơ và hy vọng cho dân chúng, và có một điểm chung, đó là, nói rất hay nhưng không bao giờ làm.

Công luận cho rằng, bất kể lãnh đạo nào khi mới lên chức cũng hô hào “quyết liệt” không kém gì Tổng Bí thư Tô Lâm. Tất cả bọn họ đều là những con ma họ Hứa.

 

Trà My – Thoibao.de