Sự vô trách nhiệm và sự cả nể của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, là một trong những lý do khiến bà Trương Mỹ Lan có thể chiếm đoạt được 304.096 tỉ đồng (khoảng 12,36 tỉ USD) của Ngân hàng SCB.
Công luận thắc mắc, vì sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại để cho “con voi” Vạn Thịnh Phát chui lọt được lỗ kim của Cơ quan phòng Chống Tham nhũng Trung ương?
Trong khi, Tổng Bí thư Trọng thường xuyên khẳng định rằng “… công cuộc chống tham nhũng không có vùng cấm, không có vùng tránh”. Vậy phải chăng, vụ việc nghiêm trọng xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nằm ở “vùng né” của Tổng Bí thư Trọng?
Nhiều năm nay, dư luận xã hội cho rằng, chỉ khi nào ông Trọng đưa vụ án Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát vào diện theo dõi đặc biệt của Ban phòng chống tham nhũng và tiêu cực Trung ương, thì Lê Thanh Hải và đồng bọn mới trả nợ hết cho dân chúng, nhất là bà con dân oan Thủ Thiêm.
Nhưng giới chuyên gia cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng “kỵ rơ”, nên không dám đụng đến Lê Thanh Hải?
Bằng chứng cụ thể là, chiều ngày 19/3/2020, Bộ Chính trị khóa 12 nhóm họp, xem xét kỷ luật đối với ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân. Tờ trình của ông Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chỉ đề nghị mức cao nhất là “cách chức Bí thư Thành ủy và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 – 2015”, đối với ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân.
Được biết, khi Bộ Chính trị thảo luận, tuyệt nhiên không có bất kỳ Ủy viên Bộ Chính trị nào đề nghị xử lý ở mức cao hơn. Đa số các ý kiến đều cho rằng, mức kỷ luật “như thế là quá nặng”, nên “kỷ luật để răn đe, tránh làm phức tạp tình hình”, “đừng để thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền” v.v…
Thậm chí, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, và ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, còn cho rằng, chỉ nên xử lý kỷ luật ở mức “cảnh cáo” đối với 2 ông này. Lý do được đưa ra là, đề nghị “Bộ Chính trị cũng cân nhắc cả “quá trình công tác, sự cống hiến, đóng góp của ông Lê Thanh Hải đối với Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh”.
Cuối cùng, Thông cáo kỷ luật của Bộ Chính trị cho biết, ông Lê Thanh Hải bị cách chức nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 – 2015, trong khi vẫn cho tiếp tục giữ chức nguyên Ủy viên Bộ Chính trị ở hai nhiệm kỳ 2006 – 2010 và 2011 – 2016. Còn ông Lê Hoàng Quân thì chỉ bị cảnh cáo, vẫn giữ nguyên tất cả mọi chức vụ.
Điều kỳ khôi là, cả ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân đều đã nghỉ hưu từ năm 2016. Nghĩa là, ông Hải chỉ bị cách một chức vụ mà ông không còn làm nữa.
Kết luận xử lý kỷ luật của Bộ Chính trị đối với ông Lê Thanh Hải, được đáng giá là quá nhẹ, so với hàng loạt các tội trạng tày đình, mà “sâu chúa” Lê Thanh Hải đã gây ra. Đặc biệt là tội ác đối với người dân Thủ Thiêm bị giải tỏa.
Hơn thế nữa, sai phạm của Lê Thanh Hải kinh khủng, tày đình hơn Đinh La Thăng nhiều lần, tại sao Đinh La Thăng phải nhận bản án đến hơn 30 năm tù, còn Lê Thanh Hải thì chỉ bị cảnh cáo.
Giới thạo tin tiết lộ: “Ông Nguyễn Phú Trọng không thể xử mạnh tay hơn với Lê Thanh Hải bởi nhiều lý do, nhưng bản thân ông Trọng cũng có những nét “tương đồng” về những sai phạm giống như ông Lê Thanh Hải”.
Hơn thế nữa, ông Lê Thanh Hải đã có 3 khoá là Ủy viên Trung ương, trong đó có hai khóa là Ủy viên Bộ Chính trị. Vì vậy, ông Hải nắm tường tận những “thâm cung bí sử”, đấu đá nội bộ và tranh giành quyền lực.
Có tin cho rằng, Lê Thanh Hải đã bắn tin cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng, “lòng vả cũng như lòng sung”, trước kia anh đã vô trách nhiệm, thì bây giờ đừng bắt người khác phải chịu trách nhiệm thay anh.
Giới thạo tin cũng cho rằng, Lê Thanh Hải muốn dọa ông Trọng về vụ việc, trong thời gian làm Bí thư Hà Nội, ông Trọng và Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đã làm thất thoát 3.000 tỷ đồng của ngân sách, khi có những ưu ái cho Tập đoàn Ciputra của Indonesia. Đổi lại, Bí thư Trọng và Chủ tịch Nghiên, mỗi ông lãnh 1 triệu USD và 2 căn biệt thự ở Khu Đô thị Nam Thăng Long, thuộc khu vực Hồ Tây.
Được biết, ông Trọng đã bán đi một căn ở đây, còn lại một căn, ông Nguyễn Phú Trường, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Ban Tuyên giáo Trung ương, là con trai ông Tổng Bí thư Trọng, đang ở.
Thông tin vừa kể, hiện còn lưu trên báo Dân Trí online ngày 28/9/2006, với tiêu đề, “Nhà nước thiệt 3.000 tỉ đồng vì một quyết định của thành phố Hà Nội”.
Xin được nhắc lại, công luận cho rằng, nếu như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dũng cảm xử lý kỷ luật, kể cả xử lý hình sự với “sâu chúa” Lê Thanh Hải, cũng như sớm đưa vụ án Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan vào diện án điểm, thì chắc chắn sẽ tránh được thất thoát lớn đến hàng trăm ngàn tỷ như chúng ta đã thấy.
Trà My – Thoibao.de