Thông điệp của Thủ tướng Chính

Link Video: https://youtu.be/aZuIzmGnRyU

Ngày 31/5, BBC Tiếng Việt có bài “Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính”.

Theo đó, nhiều tháng trở lại đây, Trung Quốc đã tăng cường cho nhiều loại tàu hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), gây căng thẳng trên Biển Đông.

Hiện nay, theo BBC, tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc đang hoạt động trong EEZ của Việt Nam từ ngày 7/5, gần các lô dầu khí mà Việt Nam cùng Nga khai thác.

Ngày 25/5, Việt Nam công khai yêu cầu các tàu Trung Quốc rời đi, khi các tàu này đang ở lô 129, do Vietgazprom điều hành, nhưng Trung Quốc vẫn phớt lờ.

Ngày 28/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã viếng thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, báo chí nhà nước Việt Nam không hề đề cập tới tên Trung Quốc trong suốt bài tường thuật về lễ dâng hương tưởng niệm của người đứng đầu Chính phủ.

BBC dẫn lời Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội, nhận định rằng, đây là lần đầu tiên Trung Quốc dùng các tàu dân binh vào chiến dịch vùng xám ở biển Việt Nam. Một bước được xem là leo thang xung đột trong khu vực.

BBC cho biết, ngày 10/5, tàu nghiên cứu Trung Quốc, hai tàu tuần duyên và 11 tàu đánh cá đã vào lô 04-03 của Vietsovpetro, một liên doanh giữa Zarubezhneft của Nga và PetroVietnam.

Các tàu này cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa Tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga và PetroVietnam. Trung Quốc đã đưa ra các hồ sơ dự thầu cạnh tranh để cấp phép cho hai lô đó.

Đây là hàng loạt các động thái ngày càng quyết đoán gần đây của Bắc Kinh trong EEZ của Việt Nam, khi Bắc Kinh thúc đẩy tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Hình: Bài trên BBC

Giáo sư Carl Thayer từ Úc nhận định với BBC rằng:

Trung Quốc sẽ không bao giờ lùi bước trước các tuyên bố chủ quyền của mình đối với Biển Đông, cho dù dựa trên đường chín đoạn phi pháp, hay yêu sách Tứ Sa.”

BBC dẫn lời ông Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu của Đại học Stanford về Biển Đông, nói với Reuters rằng, hành vi của Trung Quốc và phản ứng của Việt Nam là một “sự leo thang đáng lo ngại“.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định, Việt Nam lên tiếng các vụ tàu Trung Quốc, cho thấy, Việt Nam coi các tàu dân binh không phải là tàu đánh cá, mà là tàu xâm phạm biển Việt Nam, vi phạm pháp luật về biển.

Giáo sư Carl Thayer đề xuất rằng, để thận trọng, Việt Nam cần cắt cử các tàu thực thi pháp luật hàng hải, thiết lập sự hiện diện ở vùng biển gần bãi Tư Chính và giám sát các hoạt động của Trung Quốc.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đánh giá, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố sẽ bằng mọi cách để “bảo vệ” phần biển Đông mà Bắc Kinh tự cho là của mình, kể cả sử dụng vũ lực.

Nhìn lại năm 2017, 2018 và 2019, Trung Quốc đã quấy rối hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển gần Bãi Tư Chính và được cho là đã đe dọa, buộc Việt Nam ngừng hoạt động thăm dò tại các lô của Repsol, một công ty Tây Ban Nha.

Hình: BBC đưa tin Trung Quốc phớt lờ tuyên bố của Việt Nam

Tuy nhiên, BBC cho biết, ông Carl Thayer phân tích rằng, tình thế năm 2023 đã hoàn toàn khác, do cuộc xâm lược Ukraine của Putin, cộng với yếu tố Nga và Trung Quốc hình thành mối quan hệ đối tác “không có giới hạn“.

Nga hiện là đối tác nhỏ hơn và phụ thuộc vào Trung Quốc. Trung Quốc chắc chắn sẽ gây áp lực buộc Moscow phải can thiệp với Zarubezhneft và Gazprom… Nga sẽ miễn cưỡng đình chỉ hoạt động của các công ty dầu mỏ kiếm tiền và làm tổn hại đến quan hệ với Việt Nam,” Giáo sư Thayer nêu dự đoán.

Vị Xuyên là một chiến trường ác liệt trong cuộc Chiến tranh Biên giới, kéo dài từ tháng 2/1979 đến 1989. Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang Vị Xuyên, khi chưa đến Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, cho thấy Việt Nam không quên hành động xâm lược của Trung Quốc năm 1979.

Giáo sư Thayer nhận định rằng, đây là “một thông điệp rõ ràng gửi đến công chúng Việt Nam lẫn Trung Quốc“.

Thủ tướng Chính đã báo hiệu cho người dân hai nước rằng, Việt Nam sẽ chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp dự đoán:

Nếu các hành động chiến thuật vùng xám của Trung Quốc vượt qua các giới hạn phi xung đột, thì có khả năng xung đột sẽ bùng phát.”

Hình: Tin Thủ tướng thăm nghĩa trang Vị Xuyên

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Gần 130 bị can bị khởi tố liên quan đến vụ tiếp viên xách ma túy về nước

>>> Đảng làm rắc rối vấn đề phiếu tín nhiệm

>>> Dệt may Việt Nam gặp khó và mất lợi thế

Vai trò của Tập đoàn tội ác Wagner trong cuộc chiến ở Ukraine